KỸ NĂNG ỨNG DỤNG NỀN TẢNG SỐ TRUYỀN THANH

Ngày 07/05/2024 00:00:00

KỸ NĂNG ỨNG DỤNG NỀN TẢNG SỐ TRONG TRUYỀN THANH, TUYÊN TRUYỀN

KỸ NĂNG ỨNG DỤNG NỀN TẢNG SỐ TRONG TRUYỀN THANH, TUYÊN TRUYỀN

Trong các hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng, nhiệm vụ truyền thông, tuyên truyền cho người dân nắm bắt và hiểu về chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần được quan tâm triển khai thực hiện. Trong thực tiễn, ở tại mỗi địa phương, gắn liền với đặc thù khả năng tiếp nhận thông điệp về chuyển đổi số của người dân, về nguồn lực và phương tiện có thể sử dụng trong truyền thông, tuyên truyền về chuyển đổi số để các Tổ công nghệ số cộng đồng thực hiện nhiệm vụ này một cách hiệu quả.

Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi cá thể xã hội. Truyền thông là một khái niệm đa nghĩa, tức là có rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau tùy theo góc nhìn. Như vậy, từ khái niệm trên gắn với nhiệm vụ của Tổ công nghệ số cộng đồng ta có một số điều cần lưu ý:

+ Hoạt động truyền thông về chuyển đổi số cần được triển khai “liên tục”. Người dân cần được thường xuyên, hằng ngày, hằng giờ được trao đổi thông tin, kiến thức về chuyển đổi số. Những bài học kinh nghiệm, những giải pháp hay, các nền tảng số thiết thực phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người dân cần được chia sẻ thường xuyên, cập nhật liên tục để người dân có thể nắm bắt được. Chiến lược “mưa dầm thấm lâu” là một phương pháp điển hình cho điều này. Trong một khoảng thời gian liên tục được tiếp nhận thông tin về chuyển đổi số, mỗi ngày đều được nghe, được xem về chuyển đổi số thì vô hình não bộ mỗi người sẽ hình thành những nhận thức về điều này.

+ Và khi đã có được nhận thức, các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng thực hiện hướng dẫn người dân sử dụng các nền tảng số, các ứng dụng công nghệ số có ích để nhận thức được chuyển hóa thành hành động. Người dân trực tiếp tham gia và hưởng lợi từ các thành tựu chuyển đổi số.

+ Trong quá trình truyền thông về chuyển đổi số đến với người dân, các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng cần có sự nghiên cứu công chúng đối với nhóm đối tượng mình thực hiện truyền thông để tạo ra những chiến lược, kế hoạch hay sản phẩm truyền thông phù hợp với nhu cầu tiếp nhận của người dân.

Tùy thuộc vào từng mục đích hướng tới, Tổ công nghệ số cộng đồng sẽ cần chọn phương pháp phù hợp giữa truyền thông và tuyên truyền. Để truyền tải đưa thông tin hướng dẫn đến các công dân số nhanh nhất không thể thiếu yếu tố tuyên truyền, chủ thể có trách nhiệm quan trọng trong việc truyền đạt chuẩn, đúng và đủ thông tin. Nhưng để giúp công dân số tương lai hiểu sâu sắc vấn đề, áp dụng chỉ đạo hướng dẫn hiệu quả và có thể tự bản thân truyền đạt đến nhiều đối tượng khác thì cần đến yếu tố truyền thông, vấn đề được đào sâu, hỏi đáp trao đổi để thông tin được nắm rõ, đạt được đến mục tiêu tối đa trong quá trình truyền thông chuyển đổi số từ địa phương đến quốc gia.

Căn cứ vào kênh chuyển tải thông điệp và phương thức tiến hành truyền thông:

+ Truyền thông trực tiếp: Là dạng thức hoạt động truyền thông trong đó có sự tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt giữa những người tham gia truyền thông (giữa chủ thể và nhóm đối tượng truyền thông). Truyền thông trực tiếp có thể là truyền thông 1-1 (2 người truyền thông trong bối cảnh gặp gỡ trực tiếp), truyền thông 1-1 nhóm (ví dụ: thầy giáo giảng bài trong một lớp học), truyền thông trong nhóm (ví dụ: thảo luận nhóm nhỏ trong một hội thảo)... Một số dạng thức truyền thông biểu diễn hay sân khấu với khán giả trực tiếp hoặc diễn thuyết trước đám đông cũng thuộc nhóm truyền thông trực tiếp.

+ Truyền thông gián tiếp: Là dạng thức hoạt động truyền thông trong đó những chủ thể truyền thông không tiếp xúc trực tiếp với công chúng/đối tượng tiếp nhận, mà thực hiện quá trình truyền thông nhờ sự hỗ trợ của người khác (mang tính chất trung gian) hoặc các phương tiện truyền thông khác, tức là dùng phương tiện kỹ thuật (hoặc con người) làm lực lượng trung gian truyền dẫn thông điệp.

Căn cứ vào phạm vi tham gia và ảnh hưởng của truyền thông: Có thể phân chia thành truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm và truyền thông đại chúng.

+ Truyền thông cá nhân: Là dạng thức truyền thông, trong đó các cá nhân tham gia tổ chức, thực hiện việc trao đổi thông tin, kiến thức, suy nghĩ, tình cảm..., tạo ra sự hiểu biết và những ảnh hưởng lẫn nhau về nhận thức, thái độ, hành vi. Đó là quá trình thông tin - giao tiếp và liên kết các cá nhân, chịu tác động và ảnh hưởng lẫn nhau, theo phương ngôn người Việt “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

+ Truyền thông nhóm: Là dạng thức truyền thông được thực hiện và tạo ảnh hưởng trong phạm vi từng nhóm nhỏ hoặc các nhóm xã hội cụ thể. Thông thường, truyền thông nhóm được phân chia thành hai loại chính: truyền thông 1-1 nhóm, giữa các nhóm và truyền thông trong nhóm. Khác với truyền thông liên cá nhân, truyền thông nhóm và truyền thông 1- một nhóm, truyền thông trong nhóm... đòi hỏi kỹ năng giao tiếp ở cấp độ cao hơn, khả năng liên kết rộng hơn.

+ Truyền thông đại chúng: Là hoạt động truyền thông - giao tiếp hướng đến các nhóm xã hội lớn, trên phạm vi rộng rãi được thực hiện thông qua các phương tiện kỹ thuật và công nghệ truyền thông. Một số loại hình truyền thông đại chúng tiêu biểu như sách, báo in và các ấn phẩm in ấn, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, quảng cáo, các dạng thức truyền thông trên mạng internet, băng, đĩa hình và âm thanh...phát hành rộng rãi.

- VHXH chia sẻ -

KỸ NĂNG ỨNG DỤNG NỀN TẢNG SỐ TRUYỀN THANH

Đăng lúc: 07/05/2024 00:00:00 (GMT+7)

KỸ NĂNG ỨNG DỤNG NỀN TẢNG SỐ TRONG TRUYỀN THANH, TUYÊN TRUYỀN

KỸ NĂNG ỨNG DỤNG NỀN TẢNG SỐ TRONG TRUYỀN THANH, TUYÊN TRUYỀN

Trong các hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng, nhiệm vụ truyền thông, tuyên truyền cho người dân nắm bắt và hiểu về chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần được quan tâm triển khai thực hiện. Trong thực tiễn, ở tại mỗi địa phương, gắn liền với đặc thù khả năng tiếp nhận thông điệp về chuyển đổi số của người dân, về nguồn lực và phương tiện có thể sử dụng trong truyền thông, tuyên truyền về chuyển đổi số để các Tổ công nghệ số cộng đồng thực hiện nhiệm vụ này một cách hiệu quả.

Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi cá thể xã hội. Truyền thông là một khái niệm đa nghĩa, tức là có rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau tùy theo góc nhìn. Như vậy, từ khái niệm trên gắn với nhiệm vụ của Tổ công nghệ số cộng đồng ta có một số điều cần lưu ý:

+ Hoạt động truyền thông về chuyển đổi số cần được triển khai “liên tục”. Người dân cần được thường xuyên, hằng ngày, hằng giờ được trao đổi thông tin, kiến thức về chuyển đổi số. Những bài học kinh nghiệm, những giải pháp hay, các nền tảng số thiết thực phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người dân cần được chia sẻ thường xuyên, cập nhật liên tục để người dân có thể nắm bắt được. Chiến lược “mưa dầm thấm lâu” là một phương pháp điển hình cho điều này. Trong một khoảng thời gian liên tục được tiếp nhận thông tin về chuyển đổi số, mỗi ngày đều được nghe, được xem về chuyển đổi số thì vô hình não bộ mỗi người sẽ hình thành những nhận thức về điều này.

+ Và khi đã có được nhận thức, các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng thực hiện hướng dẫn người dân sử dụng các nền tảng số, các ứng dụng công nghệ số có ích để nhận thức được chuyển hóa thành hành động. Người dân trực tiếp tham gia và hưởng lợi từ các thành tựu chuyển đổi số.

+ Trong quá trình truyền thông về chuyển đổi số đến với người dân, các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng cần có sự nghiên cứu công chúng đối với nhóm đối tượng mình thực hiện truyền thông để tạo ra những chiến lược, kế hoạch hay sản phẩm truyền thông phù hợp với nhu cầu tiếp nhận của người dân.

Tùy thuộc vào từng mục đích hướng tới, Tổ công nghệ số cộng đồng sẽ cần chọn phương pháp phù hợp giữa truyền thông và tuyên truyền. Để truyền tải đưa thông tin hướng dẫn đến các công dân số nhanh nhất không thể thiếu yếu tố tuyên truyền, chủ thể có trách nhiệm quan trọng trong việc truyền đạt chuẩn, đúng và đủ thông tin. Nhưng để giúp công dân số tương lai hiểu sâu sắc vấn đề, áp dụng chỉ đạo hướng dẫn hiệu quả và có thể tự bản thân truyền đạt đến nhiều đối tượng khác thì cần đến yếu tố truyền thông, vấn đề được đào sâu, hỏi đáp trao đổi để thông tin được nắm rõ, đạt được đến mục tiêu tối đa trong quá trình truyền thông chuyển đổi số từ địa phương đến quốc gia.

Căn cứ vào kênh chuyển tải thông điệp và phương thức tiến hành truyền thông:

+ Truyền thông trực tiếp: Là dạng thức hoạt động truyền thông trong đó có sự tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt giữa những người tham gia truyền thông (giữa chủ thể và nhóm đối tượng truyền thông). Truyền thông trực tiếp có thể là truyền thông 1-1 (2 người truyền thông trong bối cảnh gặp gỡ trực tiếp), truyền thông 1-1 nhóm (ví dụ: thầy giáo giảng bài trong một lớp học), truyền thông trong nhóm (ví dụ: thảo luận nhóm nhỏ trong một hội thảo)... Một số dạng thức truyền thông biểu diễn hay sân khấu với khán giả trực tiếp hoặc diễn thuyết trước đám đông cũng thuộc nhóm truyền thông trực tiếp.

+ Truyền thông gián tiếp: Là dạng thức hoạt động truyền thông trong đó những chủ thể truyền thông không tiếp xúc trực tiếp với công chúng/đối tượng tiếp nhận, mà thực hiện quá trình truyền thông nhờ sự hỗ trợ của người khác (mang tính chất trung gian) hoặc các phương tiện truyền thông khác, tức là dùng phương tiện kỹ thuật (hoặc con người) làm lực lượng trung gian truyền dẫn thông điệp.

Căn cứ vào phạm vi tham gia và ảnh hưởng của truyền thông: Có thể phân chia thành truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm và truyền thông đại chúng.

+ Truyền thông cá nhân: Là dạng thức truyền thông, trong đó các cá nhân tham gia tổ chức, thực hiện việc trao đổi thông tin, kiến thức, suy nghĩ, tình cảm..., tạo ra sự hiểu biết và những ảnh hưởng lẫn nhau về nhận thức, thái độ, hành vi. Đó là quá trình thông tin - giao tiếp và liên kết các cá nhân, chịu tác động và ảnh hưởng lẫn nhau, theo phương ngôn người Việt “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

+ Truyền thông nhóm: Là dạng thức truyền thông được thực hiện và tạo ảnh hưởng trong phạm vi từng nhóm nhỏ hoặc các nhóm xã hội cụ thể. Thông thường, truyền thông nhóm được phân chia thành hai loại chính: truyền thông 1-1 nhóm, giữa các nhóm và truyền thông trong nhóm. Khác với truyền thông liên cá nhân, truyền thông nhóm và truyền thông 1- một nhóm, truyền thông trong nhóm... đòi hỏi kỹ năng giao tiếp ở cấp độ cao hơn, khả năng liên kết rộng hơn.

+ Truyền thông đại chúng: Là hoạt động truyền thông - giao tiếp hướng đến các nhóm xã hội lớn, trên phạm vi rộng rãi được thực hiện thông qua các phương tiện kỹ thuật và công nghệ truyền thông. Một số loại hình truyền thông đại chúng tiêu biểu như sách, báo in và các ấn phẩm in ấn, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, quảng cáo, các dạng thức truyền thông trên mạng internet, băng, đĩa hình và âm thanh...phát hành rộng rãi.

- VHXH chia sẻ -