Sinh hai con gái có thể được hỗ trợ tiền

Ngày 05/05/2014 15:31:09

Nhằm giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh, Tổng cục dân số sẽ đề xuất với Chính phủ chính sách hỗ trợ tiền cho các gia đình sinh con gái.

Trao đổi vớiVnexpress.netngày 28/1,tiến sĩ Dương Quốc Trọng - Tổng Cục trưởng Tổng cục dân số cho biết, đưa việc ưu tiên nữ giới, hỗ trợ gia đình sinh hai con gái trở thành chính sách đi vào thực tế là mong muốn từ lâu của những người làm dân số nhưng chưa thực hiện được. Tổng cục Dân số (Bộ Y tế)sẽkiến nghị Chính phủ xem xét Đề án can thiệp giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh. Trong đó, một giải pháp được đặc biệt chú ý làthực hiện việc hỗ trợnhững gia đình sinh con một bề là gái theo đúng chính sách (sinh 1-2 con).

Cụ thể, những gia đình này sẽ được hỗ trợ tiền mặt,ưu đãi các em gái trong việc đáp ứng nhu cầu học tập, đào tạo nghề, việc làm, cơ hội lập nghiệp và phát triển kinh tế gia đình. Ưu tiên nhập học, miễn giảm các khoản phí, chỗ ở ký túc xá, dạy nghề, giải quyết việc làm, vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh và các phúc lợi xã hội khác…
Theo một cán bộ Tổng cục dân số, thực tế, thời gian gần đây, một số tỉnh đã thực hiện chính sách này, như Thái Bình trao tặng quà cho các gia đình sinh hai con gái, Hòa Bình khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái nhất là các em gái trong gia đình sinh con một bề nữ...

Ngoài việc hỗ trợ cho gia đình sinh con một bề là con gái, đề án cũng tập trung đến một số giải pháp giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh khác là tập trung giảm sinh ở các vùng có mức sinh cao, vùng miền núi, vùng khó khăn, tăng cường thực hiệnnghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi...

Hiện nay, hiện tượng chênh lệch tỷ lệ nam nữ có ở hầu hết các tỉnh thành trong nước, và có nhiều biến động. Năm 2009, Hưng Yên và Hải Dương đứng đầu cả nước về mất cân bằng giới tính thì đến năm 2011, Quảng Bình và Bắc Ninh lại vượt lên, với tỉ lệ 120 bé trai/100 bé gái.

Theo đánh giá của Bộ Y tế, nếu không có sự can thiệp tích cực thì tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta vẫn chênh lệch ở mức 125 bé trai/100 bé gái vào năm 2020 và tiếp tục duy trì ở mức này cho đến năm 2050.

Vương Linh

Sinh hai con gái có thể được hỗ trợ tiền

Đăng lúc: 05/05/2014 15:31:09 (GMT+7)

Nhằm giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh, Tổng cục dân số sẽ đề xuất với Chính phủ chính sách hỗ trợ tiền cho các gia đình sinh con gái.

Trao đổi vớiVnexpress.netngày 28/1,tiến sĩ Dương Quốc Trọng - Tổng Cục trưởng Tổng cục dân số cho biết, đưa việc ưu tiên nữ giới, hỗ trợ gia đình sinh hai con gái trở thành chính sách đi vào thực tế là mong muốn từ lâu của những người làm dân số nhưng chưa thực hiện được. Tổng cục Dân số (Bộ Y tế)sẽkiến nghị Chính phủ xem xét Đề án can thiệp giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh. Trong đó, một giải pháp được đặc biệt chú ý làthực hiện việc hỗ trợnhững gia đình sinh con một bề là gái theo đúng chính sách (sinh 1-2 con).

Cụ thể, những gia đình này sẽ được hỗ trợ tiền mặt,ưu đãi các em gái trong việc đáp ứng nhu cầu học tập, đào tạo nghề, việc làm, cơ hội lập nghiệp và phát triển kinh tế gia đình. Ưu tiên nhập học, miễn giảm các khoản phí, chỗ ở ký túc xá, dạy nghề, giải quyết việc làm, vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh và các phúc lợi xã hội khác…
Theo một cán bộ Tổng cục dân số, thực tế, thời gian gần đây, một số tỉnh đã thực hiện chính sách này, như Thái Bình trao tặng quà cho các gia đình sinh hai con gái, Hòa Bình khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái nhất là các em gái trong gia đình sinh con một bề nữ...

Ngoài việc hỗ trợ cho gia đình sinh con một bề là con gái, đề án cũng tập trung đến một số giải pháp giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh khác là tập trung giảm sinh ở các vùng có mức sinh cao, vùng miền núi, vùng khó khăn, tăng cường thực hiệnnghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi...

Hiện nay, hiện tượng chênh lệch tỷ lệ nam nữ có ở hầu hết các tỉnh thành trong nước, và có nhiều biến động. Năm 2009, Hưng Yên và Hải Dương đứng đầu cả nước về mất cân bằng giới tính thì đến năm 2011, Quảng Bình và Bắc Ninh lại vượt lên, với tỉ lệ 120 bé trai/100 bé gái.

Theo đánh giá của Bộ Y tế, nếu không có sự can thiệp tích cực thì tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta vẫn chênh lệch ở mức 125 bé trai/100 bé gái vào năm 2020 và tiếp tục duy trì ở mức này cho đến năm 2050.

Vương Linh