Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khổ của miền quê nghèo Xuân Lẹ. Ông luôn nhận thức sâu sắc về hoàn cảnh của mình để nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thử thách, lúc tuổi nhỏ gia đình nghèo khổ không được học hành, lớn lên được rèn luyện trưởng thành trong quân ngũ, được đứng trong hàng ngũ của Đảng năm 1949. Cuộc đời của ông bước sang một trang mới có lẽ bắt đầu từ một buổi sớm của mùa thu se lạnh năm 1945, theo tiếng gọi của Đảng và Bác Hồ kính yêu, ông chia tay người vợ thương yêu của mình sau ngày cưới chỉ vẻn vẹn có hơn một tuần để lên đường nhập ngũ, bỏ lại sau lưng bốn đứa em thơ và cha mẹ gầy yếu với bao nhớ thương, lo lắng cho người ở lại. Nhưng ông đã vượt lên trên tất cả biến nỗi nhớ niềm thương thành ý chí nghị lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, phát huy truyền thống anh bộ đội Cụ Hồ, truyền thống đấu tranh cách mạng của quê hương, ông đã lập được nhiều chiến công lớn làm rạng danh quê hương và những trang sử hào hùng của dân tộc và đã được phong tặng danh hiệu anh hùng quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kì chống Pháp xâm lược đất nước. Hòa bình lập lại khi đất nước hoàn toàn giải phóng ông trở về huyện tham gia công tác chính trị viên, về tỉnh là cán bộ cơ quan Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa. Trong công việc ông là một tấm gương mẫu mực về lòng nhiệt tình tận tụy hết lòng phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc, luôn trau dồi phẩm chất đạo đức giữ gìn lối sống trong sach thực hiện nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, ông luôn rèn cho mình nền nếp “lấy hiệu quả công việc làm mục tiêu phấn đấu” là tấm gương sáng để mọicán bộ và người dân noi theo.
Trong những ngày lễ 22/12- 27/07 chúng tôi thường dẫn học sinh đến thăm gia đình ông và được nghe ông kể những câu chuyện về thời oanh liệt của dân tộc đánh giặc giành lại độc lập, qua lời kể của ông chúng tôi như được trở về với cội nguồn cuả đất nước có biết bao người ngã xuống để thế hệ chúng có được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay, ông bảo lẽ sống của thanh niên ngày ấy là “Cuộc đời đẹp nhất là cuộc đời trên trận tuyến đánh quân thù”. Tôi còn nhớ có một lần khi ông đang kể chuyện thì một em học sinh hồn nhiên hỏi rằng : Đi chiến đấu xa lâu như vậy chắc lúc đó ông nhớ bà lắm phải không ông? Ông cười hiền vui vẻ đáp “ có chứ cháu nhớ lắm”, ông lại tiếp hình ảnh : người vợ tần tảo lam lũ, bố mẹ quê gà yếu phần vì lo lắng cho cuộc sống phần vì lo lắng mỏi mòn chờ đợi đứa con xa, tóc ngày thêm sợi bạc, những đứa em thơ chân trần lấm lem bùn đất, rách dưới không được đến trường, hình ảnh những người dân lầm than cơ cực luôn len lỏi theo ông suốt chặng đường chiến đấu, ông chỉ mong sao đất nước sớm hoà bình người người có cuộc sống ấm no hạnh phúc để ông trở về góp phần xây dựng quê hương. Điều ông trăn trở nhiều nhất là làm sao cho người dân quê mình bớt khổ, ông đã dành hết số tiền được ủng hộ làm nhà của mình đóng góp vào xây dựng cây cầu Sông Đạt của xã nhà, khi được lãnh đạo xã chia sẻ “ ông cứ để dành số tiền ấy đế sửa sang nhà cửa, ông và gia đình đã chịu nhiều khổ cực rồi” ông nói “việc xây nhà thì có thể lui lại nhưng sự phát triển của quê mình thì không ta phải đặt lợi ích của tập thể lên trên tất cả cháu ạ, ông chỉ tiếc rằng không còn nhiều sức khỏe để làm được nhiều việc hơn nữa cho quê mình mà thôi”, ngoài ra ông còn dành dụm số tiền lương ít ỏi của mình đóng góp ủng hộ các công trình xây dựng đường liên thôn liên xã, các chương trình xây dựng nông thôn mới.
về sinh sống tại địa phương ông là người luôn gương mẫu đi đầu trong các hoạt động phong trào, với hàng xóm ông là người sống tình nghĩa, ai không biết điều gì đến hỏi cũng được ông chỉ bảo tận tình. Ông có tấm lòng nhân ái bao la, hết lòng thương yêu và cưu mang người nghèo ông chỉ có duy nhất 1 người con gái và nhận 16 người con nuôi đều là những người có hoàn cảnh khó khăn được ông cưu mang giúp đỡ thương yêu như con đẻ của mình. Ông thấu hiểu những thiệt thòi của trẻ em quê mình những ngày lễ tết thiếu nhi, tết trung thu ông thường ủng hộ kinh phí và còn đến dự động viên khích lệ các cháu. Trong các ngày lễ tết của nhà trường ông đến thăm động viên khích lệ, ông thường nhắc nhở chúng tôi phải thường xuyên quan tâm đến các cháu “đừng để chúng nó khổ như mình nữa”.
Về phần gia đình ông rất khó khăn những ngày ông đi xa tất cả mọi gánh nặng đều đè lên đôi vai bé nhỏ của người vợ vừa nuôi nấng con thơ, chăm sóc em nhỏ, rồi lo phụng dưỡng bố mẹ già, ông kể rằng cơn lũ lịch năm 1945 sử đã cuốn trôi đi nhà của ông khiến cuộc sống gia đình càng thêm phần khó khăn,người nhà phải đi chặt củi đổi gạo kiếm từng bữa ăn. Ngày mới trở về chưa có ruộng vườn để làm ăn ông bắt tay vào khai phá ruộng đất xây dựng cơ sở để làm ăn, ông luôn tận dụng những ưu thế của thiên nhiên mang lại cho vùng đất quê mình đưa những cây trồng phù hợp vào trồng và chăm sóc, gia đình ông đã đầu tư vào trồng chăm sóc, khai thác vùng quế nguyên liệu trịnh vạn đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời góp phần bảo vệ, bảo tồn đặc sản của quê hương Quế Ngọc- Châu Thường. Ngoài ra ông còn xây dựng các mô hình trang trại nuôi trâu, bò, lợn, gà, đào ao thả cá đem lại hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao đời sống gia đình. Hơn ai hết ông thấu hiểu tâm tư nguyện vọng, cũng như sự cơ cực vất vả của bà con dân bản mình, ông giúp bà con thoát nghèo bằng cách hướng dẫn họ cách xây dựng các mô hình kinh tế gia đình nhằm nâng cao đời sống.
Trong cuộc sống đời thường ông là một người sống giản dị, đồ đạc trong nhà ông phần nhiều là những vật dụng được ông tự thiết kế từ những nguyên liệu có sẵn được làm từ các cây rừng, ông nói với chúng tôi rằng “trên đời này còn rất nhiều người khổ hơn mình, vì thế ta nên tiết kiệm đừng hoang phí hãy dành dụm số tiền đó vào việc ủng hộ những mảnh đời nghèo khổ cơ nhỡ ấy”. Ông thực sự là một con người có tấm lòng vàng lúc nào cũng nghĩ cho người khác.
Khi nói về cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM” ông cho biết: “Tôi thấy học Bác đã khó nhưng làm theo Bác lại càng khó hơn, tôi học Bác nhiều điều nhưng tôi tâm đắc nhất là học ở Bác tính cần kiệm, giản dị thương người. Đồ dùng trong nhà tôi luôn giữ gìn cẩn thận những gì thật cần thiết mới mua sắm”
Thưa quý vị người mà tôi kể trong câu chuyện rất thân thuộc và gần gũi với chúng ta đó là : Anh hùng LÒ VĂN BƯỜNG được sinh ra và lớn lên tại Thôn: Cộc Chẻ- xuân Lẹ- Thường Xuân- Thanh Hóa.Trong nhận thức của tôi ông là một tấm gương điển hình về đức tính cần - kiệm, có nếp sống giản dị không màng phú quý, không chuộng hình thức, luôn khiêm nhường, biết thương yêu và quý trọng mọi người.
Nếu như trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, tuổi trẻ cả nước nêu cao tinh thần “Xẻ dọc Tường Sơn đi cứu nước” mà lòng phơi phới dậy tương lai thì tuổi trẻ ngày nay lại đang chung tay góp sức vì cộng đồng, một tinh thần không ngại khó, ngại khổ đã và đang lan tỏa mạnh mẽ trong giới trẻ, đâu đó trên mọi miền tổ quốc đang có những con người những thanh niên hi sinh tuổi thanh xuân của mình cho tổ quốc. Những bóng áo xanh tình nguyện, áo đỏ nghĩa tình là một điểm sáng làm vơi bớt những khó khăn của bà con nơi họ qua.
Qua câu chuyện này bản thân tôi nhận được những lời căn dặn vô giá về nếp sống cần và kiệm, nguyện suốt đời học tập, rèn luyện hoàn thiện bản thân góp phần làm cho đất nước ngày một tươi đẹp hơn.