BÀI TUYÊN TRUYỀN 77 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SỸ

Ngày 24/07/2024 00:00:00

BÀI TUYÊN TRUYỀN

77 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SỸ (27/7/1947-27/7/2024).

Quý vị bà con nghe đài thân mến!

Ngày thương binh liệt sỹ (27 tháng 7) là một ngày Lễ kỷ niệm về những người thương binh, liệt sỹ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam. Ngày Lễ này được ghi nhận như là một biểu hiện của truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” ở Việt Nam.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Khi chính quyền cách mạng đang còn non trẻ thì thực dân Pháp âm mưu trở lại xâm lược nước ta. Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ gìn độc lập tự do, quân và dân ta ở những nơi thực dân Pháp gây hấn đã chiến đấu anh dũng. Bằng lòng tiếc thương vô hạn ấy, người sống tự nói với lòng mình rằng: “Hãy sống sao cho xứng với người đã khuất”. Và rồi đã như thành truyền thống, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã dành tình thương yêu của mình chăm sóc các gia đình liệt sỹ, anh, chị em thương binh, bệnh binh một cách tận tình chu đáo.

Ngày 28/5/1946, Hội “Giúp binh sĩ bị nạn” tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại Nhà hát thành phố Hà Nội và Bác Hồ đã tới dự. Chiều ngày 11/7/1946, tại Nhà hát này đã có một buổi quyên góp quần áo, giầy mũ cho chiến sĩ ngoài mặt trận, mở đầu cuộc vận động “mùa đông chiến sĩ”. Tại đây, Bác Hồ đã cởi chiếc áo rét đang mặc để tặng binh sĩ. Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chiến tranh lan ra nhiều vùng, số người bị thương, bị hy sinh tăng lên. Đời sống của chiến sĩ gặp nhiều khó khăn thiếu thốn. Trong tình hình ấy, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng về công tác thương binh liệt sĩ, góp phần đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho các gia đình chính sách trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến. Tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Tổng Hội Phụ nữ cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia ViệtNam, Nha thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ - Thái Nguyên. Nội dung cuộc họp là thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn ngày kỷ niệm Thương binh liệt sĩ và bảo vệ công tác thương binh liệt sĩ. Sau khi xem xét, Hội nghị đã nhất trí lấy ngày 27/7/1947 làm ngày Thương binh toàn quốc, là dịp để đồng bào “tỏ lòng hiếu nghĩa, bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh”.

Trong thư gửi Ban thường trực của Ban tổ chức ngày Thương binh toàn quốcđầu tiên(ngày 27/7/1947), Bác Hồ viết: “Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp, cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe doạ, của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập, ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta? Đó là những chiến sĩ, mà nay một số thành ra thương binh”.

Cảm động biết bao khi một vị Chủ tịch nước, hàng năm cứ đến Ngày Thương binh liệt sĩ lại gửi thư cùng một tháng lương của mình, kèm đó, khi thì một bữa ăn, khi thì một món quà (do đồng bào gửi biếu) để tặng anh em thương binh. Với quan điểm khoa học và đầy tinh thần lạc quan “tàn nhưng không phế”, Bác khuyên anh em thương binh khi đã khôi phục sức khoẻ phải hăng hái tham gia công tác sản xuất để trở nên người công dân kiểu mẫu. Bác chúc các gia đình liệt sĩ trở thành những “gia đình cách mạng gương mẫu”. Bác thường xuyên nhắc nhở mọi người phải biết ơn và hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ.

Từ tháng 7 năm 1955, “Ngày Thương binh toàn quốc” được đổi thành “Ngày Thương binh, Liệt sĩ” để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc.

Đã 77 năm trôi qua kể từ Ngày Thương binh liệt sĩ đầu tiên (27/7/1947). Mỗi năm, cứ đến ngày 27/7, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lại nhớ đến Bác và thêm tự hào về bước phát triển của công tác thương binh, liệt sĩ theo tư tưởng và sự chỉ đạo của Người.

Xuân Lẹ là quê hương giầu truyền thống yêu nước, anh dũng chống gặc ngoại xâm. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế cao cả, người con ưu tú của quê hương tham gia hoạt động cách mạng, chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường, đã có 10 thương binh và 02 bệnh binhcùng 40 gia đình thờ cúng liệt sỹ, có 02 người nhiễm chất chất độc hóa học.

Hàng nămở Xuân Lẹ,Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 đã trở thành một ngày toàn dân tưởng nhớ, tri ân những người có công với nước. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đã quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về cả vật chất lẫn tinh thần củaĐảng và Nhà nướcđối với người có côngcũng như gia đình và con em của họ. Như tưởng nhớ, tri ân với người có công với nước không chỉ một ngày, một đợt, một lễ kỷ niệm mà cần hơn là những việc làm thiết thực, thường xuyên để giúp gia đình con em những người đã hi sinh, mang thương tật vơi bớt khó khăn trong cuộcsống.

kỷ niệm 77 năm ngày thương binh liệt sỹ 27/7/1947-27/7/2024.

Đời đời nhớ ơn các liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội.

BÀI TUYÊN TRUYỀN 77 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SỸ

Đăng lúc: 24/07/2024 00:00:00 (GMT+7)

BÀI TUYÊN TRUYỀN

77 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SỸ (27/7/1947-27/7/2024).

Quý vị bà con nghe đài thân mến!

Ngày thương binh liệt sỹ (27 tháng 7) là một ngày Lễ kỷ niệm về những người thương binh, liệt sỹ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam. Ngày Lễ này được ghi nhận như là một biểu hiện của truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” ở Việt Nam.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Khi chính quyền cách mạng đang còn non trẻ thì thực dân Pháp âm mưu trở lại xâm lược nước ta. Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ gìn độc lập tự do, quân và dân ta ở những nơi thực dân Pháp gây hấn đã chiến đấu anh dũng. Bằng lòng tiếc thương vô hạn ấy, người sống tự nói với lòng mình rằng: “Hãy sống sao cho xứng với người đã khuất”. Và rồi đã như thành truyền thống, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã dành tình thương yêu của mình chăm sóc các gia đình liệt sỹ, anh, chị em thương binh, bệnh binh một cách tận tình chu đáo.

Ngày 28/5/1946, Hội “Giúp binh sĩ bị nạn” tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại Nhà hát thành phố Hà Nội và Bác Hồ đã tới dự. Chiều ngày 11/7/1946, tại Nhà hát này đã có một buổi quyên góp quần áo, giầy mũ cho chiến sĩ ngoài mặt trận, mở đầu cuộc vận động “mùa đông chiến sĩ”. Tại đây, Bác Hồ đã cởi chiếc áo rét đang mặc để tặng binh sĩ. Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chiến tranh lan ra nhiều vùng, số người bị thương, bị hy sinh tăng lên. Đời sống của chiến sĩ gặp nhiều khó khăn thiếu thốn. Trong tình hình ấy, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng về công tác thương binh liệt sĩ, góp phần đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho các gia đình chính sách trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến. Tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Tổng Hội Phụ nữ cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia ViệtNam, Nha thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ - Thái Nguyên. Nội dung cuộc họp là thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn ngày kỷ niệm Thương binh liệt sĩ và bảo vệ công tác thương binh liệt sĩ. Sau khi xem xét, Hội nghị đã nhất trí lấy ngày 27/7/1947 làm ngày Thương binh toàn quốc, là dịp để đồng bào “tỏ lòng hiếu nghĩa, bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh”.

Trong thư gửi Ban thường trực của Ban tổ chức ngày Thương binh toàn quốcđầu tiên(ngày 27/7/1947), Bác Hồ viết: “Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp, cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe doạ, của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập, ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta? Đó là những chiến sĩ, mà nay một số thành ra thương binh”.

Cảm động biết bao khi một vị Chủ tịch nước, hàng năm cứ đến Ngày Thương binh liệt sĩ lại gửi thư cùng một tháng lương của mình, kèm đó, khi thì một bữa ăn, khi thì một món quà (do đồng bào gửi biếu) để tặng anh em thương binh. Với quan điểm khoa học và đầy tinh thần lạc quan “tàn nhưng không phế”, Bác khuyên anh em thương binh khi đã khôi phục sức khoẻ phải hăng hái tham gia công tác sản xuất để trở nên người công dân kiểu mẫu. Bác chúc các gia đình liệt sĩ trở thành những “gia đình cách mạng gương mẫu”. Bác thường xuyên nhắc nhở mọi người phải biết ơn và hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ.

Từ tháng 7 năm 1955, “Ngày Thương binh toàn quốc” được đổi thành “Ngày Thương binh, Liệt sĩ” để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc.

Đã 77 năm trôi qua kể từ Ngày Thương binh liệt sĩ đầu tiên (27/7/1947). Mỗi năm, cứ đến ngày 27/7, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lại nhớ đến Bác và thêm tự hào về bước phát triển của công tác thương binh, liệt sĩ theo tư tưởng và sự chỉ đạo của Người.

Xuân Lẹ là quê hương giầu truyền thống yêu nước, anh dũng chống gặc ngoại xâm. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế cao cả, người con ưu tú của quê hương tham gia hoạt động cách mạng, chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường, đã có 10 thương binh và 02 bệnh binhcùng 40 gia đình thờ cúng liệt sỹ, có 02 người nhiễm chất chất độc hóa học.

Hàng nămở Xuân Lẹ,Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 đã trở thành một ngày toàn dân tưởng nhớ, tri ân những người có công với nước. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đã quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về cả vật chất lẫn tinh thần củaĐảng và Nhà nướcđối với người có côngcũng như gia đình và con em của họ. Như tưởng nhớ, tri ân với người có công với nước không chỉ một ngày, một đợt, một lễ kỷ niệm mà cần hơn là những việc làm thiết thực, thường xuyên để giúp gia đình con em những người đã hi sinh, mang thương tật vơi bớt khó khăn trong cuộcsống.

kỷ niệm 77 năm ngày thương binh liệt sỹ 27/7/1947-27/7/2024.

Đời đời nhớ ơn các liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội.